# |
Mã tiêu chí
|
Tóm tắt yêu cầu
|
Yêu cầu quy chuẩn
|
Tải bảng tính
|
|
1. Lớp vỏ bao che công trình
|
1
|
BE01
|
Truyền nhiệt tường bao ngoài
|
Tất cả các loại tường bao ngoài công trình trên mặt đất (phần tường không trong suốt) phải có giá trị tổng truyền nhiệt lớn nhất Uo.max không lớn hơn giá trị trong bảng 2.1 của QCVN 09:2013/BXD
|
Bảng tính BE01
|
2
|
BE02
|
Truyền nhiệt mái công trình
|
Tất cả các loại mái nhà, bao gồm mái có lớp cách nhiệt, mái bằng kim loại và các loại mái khác phải có giá trị tổng truyền nhiệt Uo không lớn hơn giá trị trong bảng 2.2 của QCVN 09:2013/BXD
|
Bảng tính BE02
|
3
|
BE03
|
Hệ số SHGC của kính
|
Hệ số hấp thụ nhiệt của kính (SHGC) phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tối đa cho phép và Hệ số xuyên ánh sáng của kính (VLT) không được thấp hơn giá trị nhỏ nhất trong bảng 2.3 của QCVN 09:2013/BXD
|
Bảng tính BE03
|
|
2. Thông gió và điều hòa không khí
|
1
|
AC01
|
Hệ thống thông gió tự nhiên
|
Các lỗ thông gió, cửa sổ có thể mở được ra bên ngoài với diện tích không nhỏ hơn 5% diện tích sàn
|
Bảng tính AC01
|
2
|
AC02
|
Hiệu suất thiết bị thông gió - điều hoà không khí
|
Hiệu suất thiết bị điều hòa không khí và máy sản xuất nước lạnh phải có các chỉ số hiệu quả COP tối thiểu tại các điều kiện đánh giá tiêu chuẩn và không nhỏ hơn các giá trị trong các bảng 2.6, 2.7, 2.8a và 2.8b của QCVN 09:2013/BXD
|
Bảng tính AC02
|
3
|
AC03
|
Bộ hẹn giờ tự động
|
Các thiết bị sau đây phải có đồng hồ hẹn giờ hoặc các bộ điều khiển tự động đóng mở thiết bị theo thời gian xác định hoặc theo thông số cài đặt:
- Thiết bị sản xuất nước lạnh;
- Thiết bị cấp hơi nóng;
- Quạt của tháp giải nhiệt;
- Máy bơm có công suất bằng và lớn hơn 5 mã lực (3,7kW)
|
|
4
|
AC04a
|
Cách nhiệt ống dẫn hệ thống cấp lạnh
|
Các ống dẫn môi chất lạnh của máy lạnh và đường ống dẫn nước lạnh của hệ thống điều hoà không khí trung tâm phải có lớp cách nhiệt lớn hơn hoặc bằng chiều dày cách nhiệt trong bảng 2.9 và 2.10 của QCVN 09:2013/BXD, áp dụng cho vật liệu cách nhiệt có hệ số dẫn nhiệt trong khoảng 0,032 ÷ 0,04 W/m.K, ở nhiệt độ trung bình 24oC
|
Bảng tính AC04a
|
5
|
AC04b
|
Cách nhiệt ống dẫn hệ thống cấp lạnh
|
Các ống dẫn môi chất lạnh của máy lạnh và đường ống dẫn nước lạnh của hệ thống điều hoà không khí trung tâm phải có lớp cách nhiệt lớn hơn hoặc bằng chiều dày cách nhiệt trong bảng 2.9 và 2.10 của QCVN 09:2013/BXD, áp dụng cho vật liệu cách nhiệt có hệ số dẫn nhiệt trong khoảng 0,032 ÷ 0,04 W/m.K, ở nhiệt độ trung bình 24oC
|
Bảng tính AC04b
|
6
|
AC05
|
Cách nhiệt hệ thống ống cấp và hồi gió
|
Các ống cấp và hồi gió phải có lớp cách nhiệt lớn hơn hoặc bằng chiều dày cách nhiệt trong bảng 2.11 của QCVN 09:2013/BXD, không yêu cầu cách nhiệt đối với ống gió thải
|
Bảng tính AC05
|
7
|
AC06
|
Thiết bị biến tần cho quạt và máy bơm
|
Quạt hay máy bơm có công suất từ 5 mã lực (3,7kW) trở lên phải điều chỉnh lưu lượng thiết kế của máy thông qua việc điều chỉnh số vòng quay bằng sử dụng bộ truyền đa tốc độ, động cơ hai tốc độ hoặc biến tần (VSD). Hạn chế điều chỉnh lưu lượng của quạt và bơm bằng van tiết lưu
|
|
8
|
AC07
|
Thiết bị thu hồi lạnh cho điều hoà không khí
|
Các toà nhà sử dụng hệ thống điều hoà trung tâm phải có thiết bị thu hồi lạnh. Hiệu suất thu hồi lạnh của thiết bị tối thiểu là 50%
|
|
9
|
AC08
|
Cảm biến CO2
|
Cảm biến CO2 phải được lắp đặt để làm tăng lượng gió cấp vào các không gian với tiêu chuẩn diện tích thiết kế nhỏ hơn 3m2/người
|
|
10
|
AC09
|
Thiết bị điều khiển hẹn giờ tự động
|
Các quạt thông gió hoạt động không thường xuyên phải có các đồng hồ đo thời gian hoặc các thiết bị điều khiển tự động có thể xác định thời điểm và khoảng thời gian làm việc của chúng
|
|
11
|
AC10
|
Hàn ghép ống dẫn
|
Các ống gió cấp và gió tuần hoàn phải đáp ứng được các yêu cầu về ghép nối và các ống dẫn gió và bảo ôn theo quy định hiện hành
|
|
|
3. Chiếu sáng
|
1
|
LT01
|
Độ rọi nhỏ nhất
|
Độ rọi (lux) nhỏ nhất cho các không gian chức năng đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành
|
|
2
|
LT02
|
Mật độ công suất chiếu sáng tối đa
|
(1) Mật độ công suất chiếu sáng trung bình (LPD) cho toàn bộ công trình không được vượt quá mức tối đa cho phép nêu trong bảng 2.12 của QCVN 09:2013/BXD. Mật độ công suất chiếu sáng trung bình của toà nhà được tính bằng tổng số công suất chiếu sáng công trình chia cho tổng diện tích có người sử dụng
(2) Các dạng công trình khác có quy mô thuộc diện điều chỉnh của Quy chuẩn mà không có trong bảng 2.12 thì được lấy trị số mật độ công suất chiếu sáng tối đa tới 13 W/m2
(3) Công trình hỗn hợp có quy mô thuộc diện điều chỉnh của Quy chuẩn, trong đó có nhiều khu chức năng khác nhau thì được tính theo chức năng của từng khu vực.
Mỗi khu vực phải thoả mãn yêu cầu về mật độ công suất chiếu sáng tối đa nêu trong bảng 2.12
|
Bảng tính LT02
|
3
|
LT03
|
Hiệu suất phát sáng của thiết bị chiếu sáng
|
Hiệu suất phát sáng tối thiểu của đèn được quy định theo bảng 2.13 và 2.14 của QCVN 09:2013/BXD
|
Bảng tính LT03
|
4
|
LT04
|
Hiệu suất chấn lưu điện tử
|
Hiệu suất chấn lưu (ballast) được quy định theo bảng 2.15 của QCVN 09:2013/BXD
|
Bảng tính LT04
|
5
|
LT05
|
Vùng chiếu sáng tự nhiên
|
Vùng có thể được chiếu sáng tự nhiên là khu vực nằm song song với cửa sổ/ vách kính ngoài trong phạm vi khoảng cách từ cửa sổ/ vách kính ngoài tới 1,5 lần chiều cao từ sàn tới điểm cao nhất của phần kính cửa sổ/ vách kính ngoài
|
|
6
|
LT06
|
Điều khiển cảm biến người cho đèn
|
(1) Các không gian nêu trong bảng 2.16 của QCVN 09:2013/BXD phải lắp đặt cảm biến người, cảm biến này kết nối và điều khiển trực tiếp hệ thống đèn. Cảm biến người để điều khiển đèn không kết nối với hệ thống chiếu sáng thoát hiểm và chiếu sáng bảo vệ;
(2) Khu vực đậu xe: tối thiểu 70% hệ thống chiếu sáng được điều khiển bởi cảm biến người (tỷ lệ phần trăm hệ thống được tính theo công suất cấp điện chiếu sáng)
|
|
7
|
LT07
|
Điều khiển cho khu vực được chiếu sáng tự nhiên
|
(1) Tất cả thiết bị chiếu sáng nằm trong khu vực chiếu sáng tự nhiên phải có thiết bị điều khiển chiếu sáng theo cách sau:
- Sử dụng cảm biến ánh sáng để tự động điều khiển giảm độ sáng đèn, hoặc bật tắt đèn theo mức nhận ánh sáng tự nhiên;
- Cho phép bật tắt đèn riêng biệt tại vùng có thể được chiếu sáng tự nhiên so với đèn chiếu sáng chung
(2) Khi không gian sử dụng đồng thời cảm biến người và ánh sáng thì cảm biến người được ưu tiên hơn khi điều khiển đèn
(3) Bệnh viện, phòng nghỉ của khách trong khách sạn và chung cư không bắt buộc áp dụng quy định này
(4) Các không gian sử dụng với mục đích đặc biệt được loại trừ quy định này, song cần có giải trình cụ thể
|
|
8
|
LT08
|
Điều khiển chiếu sáng phụ trợ
|
Bộ phận điều khiển chiếu sáng phụ trợ nhằm bật tắt đèn lắp đặt cố định dưới ngăn kệ, tủ chứa... được sử dụng trong trường hợp sau:
(1) Chiếu sáng trang trí cho các phòng khách của khách sạn, nhà trọ và các phòng khách sang trọng;
(2) Chiếu sáng minh họa để bán hàng hoặc để trình bày
|
|
|
4. Thang cuốn và thang máy
|
1
|
EL01
|
Điều khiển thang cuốn
|
Thang cuốn phải có thiết bị điều khiển để giảm tốc hay dừng khi không có người qua lại. Thang cuốn phải có một trong những tính năng tiết kiệm năng lượng dưới đây:
(1) Điều khiển giảm tốc: thang cuốn phải chuyển sang chế độ chạy chậm sau khi không có người qua lại tối đa 3 phút. Phải có thiết bị cảm biến quang điện kích hoạt đặt ở đầu và cuối khu vực thang
(2) Sử dụng khi có nhu cầu: thang cuốn phải tự tắt sau khi không có người qua lại tối đa 15 phút. Thang cuốn sử dụng khi có nhu cầu phải được thiết kế với công nghệ khởi động mềm tiết kiệm năng lượng và tự động chạy khi cần. Việc kích hoạt được thực hiện bằng tế bào quang điện lắp ở đầu và cuối khu vực thang
|
|
2
|
EL02
|
Biến tần cho thang máy
|
Để giảm mức sử dụng năng lượng, thang máy phải sử dụng động cơ điện xoay chiều đa thế, đa tần trên thang máy không có thiết bị thủy lực
|
|
3
|
EL03
|
Thiết bị chiếu sáng trong thang máy
|
Để giảm mức sử dụng năng lượng, thang máy loại sử dụng lực kéo phải tích hợp tính năng sau:
(1) Buồng thang máy sử dụng thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng và chiếu sáng hiển thị bảo đảm hiệu suất phát sáng trung bình đối với tất cả các thiết bị bên trong
(2) Độ rọi trung bình > 55 lumen/W, đèn cần tự động tắt sau khi thang máy ngừng hoạt động tối đa 5 phút
|
|
4
|
EL04
|
Chế độ chờ cho thang máy
|
Thang máy hoạt động ở chế độ không tải trong giờ thấp điểm. Ví dụ, nguồn cấp điện cho hệ thống điều khiển thang máy và các thiết bị vận hành khác như đèn trong buồng thang máy, màn hiển thị, quạt thông gió tự tắt sau khi thang ngừng hoạt động tối đa 5 phút
|
|
|
5. Sử dụng điện năng
|
1
|
EP01
|
Công-tơ-mét phụ
|
Phải có công-tơ-mét phụ cho từng đối tượng thuê diện tích và có điều khoản quy định cho phép kiểm tra công tơ của người thuê
(Chú thích: Khi dùng hệ thống điều hoà không khí chung (trung tâm) thì không cần phải đáp ứng yêu cầu về công tơ phụ cho người thuê nhà)
|
|
2
|
EP02
|
Điều chỉnh hệ số công suất
|
Tất cả các nguồn cung cấp điện lớn hơn 100A, 3 pha phải duy trì hệ số công suất trễ pha trong khoảng từ 0,9 - 1 ngay tại điểm đấu nối
|
|
3
|
EP03
|
Điều chỉnh hệ số đồng thời
|
Hệ số sử dụng đồng thời lớn nhất cho phép theo các nhánh phụ tải được quy định trong bảng 2.17 của QCVN 09:2013/BXD
|
|
4
|
EP04
|
Điều chỉnh công suất lắp đặt
|
Công suất lắp đặt lớn nhất cho phép theo loại công trình được quy định trong bảng 2.18 của QCVN 09:2013/BXD
|
Bảng tính EP04
|
5
|
EP05
|
Hiệu suất động cơ điện
|
Tất cả các động cơ cảm ứng 3 pha lắp dây cố định phục vụ cho công trình có giá trị hiệu suất
ghi trên vỏ máy ở chế độ đầy tải không nhỏ hơn giá trị nêu trong bảng 2.19 của QCVN 09:2013/BXD
|
Bảng tính EP05
|
|
6. Hệ thống đun nước nóng
|
1
|
SW01
|
Lựa chọn hệ thống đun nước nóng
|
Tải thiết kế của hệ thống đun nước nóng tính toán theo quy mô kích cỡ của thiết bị và phải tuân theo các quy định của nhà sản xuất.
Trong trường hợp có thể sử dụng giải pháp cấp nước nóng khác (không dùng điện trở) có hiệu quả kinh tế lớn hơn thì công trình không được phép sử dụng giải pháp cấp nước nóng dùng điện trở.
Khi công trình có nhu cầu cung cấp nước nóng lớn, tập trung, công suất lắp đặt trên 50kW hoặc tiêu thụ năng lượng trên 50.000 kWh/năm không được phép sử dụng giải pháp cấp nước nóng dùng điện trở
|
|
2
|
SW02
|
Hiệu suất thiết bị đun nước nóng
|
Tất cả các thiết bị đun và cung cấp nước nóng sử dụng cục bộ như đun nước uống, sưởi ấm, bể bơi, nước nóng trữ trong các thùng phải đáp ứng các tiêu chí liệt kê trong bảng 2.20 của QCVN 09:2013/BXD.
Đối với thiết bị đun nước nóng bằng bơm nhiệt, tham khảo bảng 2.21 của QCVN 09:2013/BXD
|
Bảng tính SW02
|
3
|
SW03a
|
Cách nhiệt cho ống dẫn nước nóng
|
Các ống nước nóng sau đây yêu cầu phải bọc cách nhiệt:
(1) Các đường ống dẫn hơi phục vụ cho nhu cầu giặt, là, nấu ăn…;
(2) Các đường ống dẫn nước nóng sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu tắm, sưởi ấm, đun nấu…
Chiều dày cách nhiệt cho các đường ống dẫn nước nóng phải lớn hơn hoặc bằng chiều dày cách nhiệt cho trong bảng 2.22 và 2.23 của QCVN 09:2013/BXD
|
Bảng tính SW03a
|
4
|
SW03b
|
Cách nhiệt cho ống dẫn nước nóng
|
Các ống nước nóng sau đây yêu cầu phải bọc cách nhiệt:
(1) Các đường ống dẫn hơi phục vụ cho nhu cầu giặt, là, nấu ăn…;
(2) Các đường ống dẫn nước nóng sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu tắm, sưởi ấm, đun nấu…
Chiều dày cách nhiệt cho các đường ống dẫn nước nóng phải lớn hơn hoặc bằng chiều dày cách nhiệt cho trong bảng 2.22 và 2.23 của QCVN 09:2013/BXD
|
Bảng tính SW03b
|
5
|
SW04
|
Kiểm soát hệ thống đun nước nóng
|
(1) Hệ thống điều khiển nhiệt độ được lắp đặt để giới hạn nhiệt độ nước nóng tại điểm sử dụng không vượt quá 50oC;
(2) Hệ thống điều khiển nhiệt độ được lắp đặt để giới hạn nhiệt độ tối đa của nước cấp cho các vòi ở bồn tắm và bồn rửa trong các phòng tắm công cộng không quá 43oC;
(3) Hệ thống duy trì nhiệt độ sử dụng trong các đường ống nước nóng phải được trang bị van ON/OFF cài đặt tự động để duy trì nhiệt độ nước nóng tuần hoàn;
(4) Các bơm tuần hoàn dùng để duy trì nhiệt độ trong các bể chứa nước nóng được điều khiển vận hành phù hợp với chế độ làm việc của thiết bị cung cấp nước nóng
|
|
|